Khái niệm kho lạnh
Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ,…
Hiện nay kho lạnh được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm rất rộng rãi và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Các dạng mặt hàng bảo quản bao gồm:
- Kho lạnh bảo quản thực phẩm chế biến như: thịt, hải sản, đồ hộp,…
- Bảo quản nông sản thực phẩm, rau quả.
- Bảo quản các sản phẩm y tế, dược liệu
- Kho lạnh bảo quản sữa.
- Kho lạnh bảo quản và lên men bia.
- Bảo quản các sản phẩm khác.
Phân loại các loại kho lạnh
Có nhiều kiểu kho lạnh bảo quản dựa trên những căn cứ phân loại khác nhau. Theo công dụng, người ta có thể phân ra các loại kho lạnh như sau:
Kho lạnh sơ bộ:
Dùng làm lạnh sơ bộ hay bảo quản tạm thời thực phẩm tại các nhà máy chế biến trước khi chuyển sang một khâu chế biến khác.
Kho lạnh chế biến:
Được sử dụng trong các nhà máy chế biến và bảo quản thực phẩm (nhà máy đồ hộp, nhà máy sữa, nhà máy chế biến thuỷ sản, nhà máy xuất khẩu thịt vv…). Các kho lạnh loại này thường có dung tích lớn cần phải trang bị hệ thống có công suất lạnh lớn. Phụ tải của kho lạnh luôn thay đổi do phải xuất nhập hàng thường xuyên.
Kho lạnh phân phối, kho trung chuyển:
Dùng điều hoà cung cấp thực phẩm cho các khu vực dân cư, thành phố và dự trữ lâu dài. Kho lạnh phân phối thường có dung tích lớn trữ nhiều mặt hàng và có ý nghĩa rất lớn đến đời sống sinh hoạt của cả một cộng đồng.
Kho thương nghiệp:
Kho lạnh bảo quản các mặt hàng thực phẩm của hệ thống thương nghiệp. Kho dùng bảo quản tạm thời các mặt hàng đang được doanh nghiệp bán trên thị trường.
Kho lạnh vận tải (trên tàu thuỷ, tàu hoả, xe ô tô):
Đặc điểm của kho là dung tích lớn, hàng bảo quản mang tính tạm thời để vận chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Kho lạnh mini (kho sinh hoạt):
Đây là loại kho lạnh rất nhỏ dùng trong các hộ gia đình, khách sạn, nhà hàng dùng bảo quản một lượng hàng nhỏ. Theo nhiệt độ người ta chia ra:
- Kho bảo quản lạnh: Nhiệt độ bảo quản thường nằm trong khoảng -2 độ C đến 5 độ C. Đối với một số rau quả nhiệt đới cần bảo quản ở nhiệt độ cao hơn (chuối > 10 độ C, chanh >4 độ C). Nói chung các mặt hàng chủ yếu là rau quả và các mặt hàng nông sản.
- Kho lạnh bảo quản đông: Kho được sử dụng để bảo quản các mặt hàng đã qua cấp đông. Đó là hàng thực phẩm có nguồn gốc động vật. Nhiệt độ bảo quản tuỳ thuộc vào thời gian, loại thực phẩm bảo quản. Tuy nhiên nhiệt độ bảo quản tối thiểu cũng phải đạt -18 độ C để cho các vi sinh vật không thể phát triển làm hư hại thực phẩm trong quá trình bảo quản.
- Kho lạnh đa năng: Nhiệt độ bảo quản là -12 độ C.
- Kho gia lạnh: Nhiệt độ 0 độ C, dùng gia lạnh các sản phẩm trước khi chuyển sang khâu chế biến khác.
- Kho bảo quản nước đá: Nhiệt độ kho tối thiểu -4 độ C.
>>> Xem thêm: Kho lạnh mini, 1-10 tấn hàng, giá tham khảo
Phân loại kho lạnh theo dung tích chứa
Kích thước kho lạnh phụ thuộc chủ yếu vào dung tích chứa hàng của nó. Do đặc điểm về khả năng chất tải cho mỗi loại thực phẩm có khác nhau nên thường quy dung tích ra tấn thịt (MT – Meet Tons). Ví dụ kho 50MT, Kho 100MT, Kho 150 MT vv.. là những kho có khả năng chứa 50, 100, 150 vv… tấn thịt.
Cấu tạo của vỏ kho lạnh
- Kho xây: Là kho mà kết cấu là kiến trúc xây dựng và bên trong người ta tiến hành bọc các lớp cách nhiệt. Kho xây chiếm diện tích lớn, lắp đặt khó, giá thành tương đối cao, không đẹp, khó tháo dỡ và di chuyển. Mặt khác về mặt thẩm mỹ và vệ sinh kho xây không đảm bảo tốt. Vì vậy hiện nay ở nước ta người ta ít sử dụng kho xây để bảo quản thực phẩm.
- Kho panel: Được lắp ghép từ các tấm panel tiền chế polyurethan và được lắp ghép với nhau bằng các khoá camlocking, ngàm Z-Lock, ngàm âm dương. Kho panel có hình thức đẹp, gọn và giá thành tương đối rẻ, rất tiện lợi khi lắp đặt, tháo dỡ và bảo quản các mặt hàng thực phẩm, nông sản, thuốc men, dược liệu vv… Hiện nay nhiều doanh nghiệp ở nước ta đã sản xuất các tấm panel cách nhiệt đạt tiêu chuẩn cao. Vì thế hầu hết các xí nghiệp công nghiệp thực phẩm đều sử dụng kho panel để bảo quản hàng hoá.
>>> Xem thêm: Bảo trì, sửa chữa hệ thống kho lạnh
Những lưu ý khi lựa chọn nhiệt độ bảo quản
Nhiệt độ bảo quản thực phẩm phải được lựa chọn trên cơ sở kinh tế kỹ thuật. Nó phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và thời gian bảo quản của chúng. Thời gian bảo quản càng lâu đòi hỏi nhiệt độ bảo quản càng thấp.
Đối với các mặt hàng trữ đông ở các nước châu Âu người ta thường chọn nhiệt độ bảo quản khá thấp từ -25 độ C đến -30 độ C, ở nước ta thường chọn trong khoảng -18 độ C ± 2 độ C.
Các mặt hàng trữ đông cần bảo quản ở nhiệt độ ít nhất bằng nhiệt độ của sản phẩm sau cấp đông tránh không để rã đông và tái kết tinh lại làm giảm chất lượng sản phẩm.
Dưới đây là chế độ và thời gian bảo quản của một số thực phẩm đóng hộp:
Đối với rau quả, không thể bảo quản ở nhiệt độ thấp dưới 0 độ C, vì ở nhiệt độ này, nước trong rau quả đóng băng làm hư hại sản phẩm, giảm chất lượng của chúng.
Chế độ và thời gian bảo quản thực phẩm đông lạnh trong kho lạnh:
Kết luận
Với sự phát triển không ngừng của cuộc sống hiện đại, kho lạnh đã trở thành một giải pháp không thể thiếu cho nhu cầu bảo quản hàng hóa hiệu quả. Nhờ tính tiện lợi, giá cả phải chăng và khả năng đáp ứng linh hoạt, kho lạnh đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận được thêm thông tin chi tiết và tư vấn chuyên nghiệp. Đảm bảo rằng bạn đã đưa ra quyết định đầu tư hợp lý và tận dụng tối đa lợi ích từ kho lạnh.
>>> Xem thêm: Tủ điện điều khiển kho lạnh
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Kỹ Thuật Lạnh Minh Phú
Văn phòng: Tầng 14, Tòa Nhà HM Town, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
Địa chỉ: Số 26/16 Ấp Đông, Xã Thới Tam Thôn, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 028 3535 5060
Hotline phòng kinh doanh: 0938020575
Hotline phòng hỗ trợ kỹ thuật: 0948420229
Email: minhphuree@gmail.com